Bắt nguồn từ Phalaina (nghĩa là “bướm đêm”) và opsis (nghĩa là “hình dáng”) trong tiềng Hy Lạp.
Cuộc sống của phalaenopsis bắt đầu với danh tính Epidendrum amabilis, thông qua tập mẫu cây được gởi tới cho nhà thực vật học linnaeus năm 1753, nhưng sau đó đuợc chính thức hóa bởi nhà thực vật Blume người Hà Lan, người nhìn thấy mẫu cây ra hoa và nghĩ nó giống như loài bướm đêm; vì thế đặt tên cho nó là Phalaenopsis amabilis( Hoa màu trắng, là bố mẹ của những cây lai có màu hoa trắng to, đẹp ngày nay.
MÔI TRƯỜNG SỐNG
Phalaenopsis đích thực là lan nhiệt đới thích sống trên cây (biểu sinh) hoặc trên đá, chỉ xuất hiện ở châu Á (Indonesia, Malaysia, Myanmar, Việt Nam và Đài Loan). Ít nhất có 15 chủng loại và mẫu lai tự nhiên hiện diện tại Philipin, nơi những cư dân sống trên cây này, khi trổ hoa, treo mình hệt như chú bướm đêm đậu trên cây nhiệt đới. Một số mọc gần bờ biển, số khác tại vùng có độ cao 400m so với mặt biển, nhưng nói chung luôn là nơi ẩm ướt và có 25 – 260C (77 – 790F) luc trời về đêm, với lượng mưa ổn định mỗi ngày trong suốt mùa mưa đạt đến 240cm mỗi năm, tạo độ ẩm cao.
ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG
Hoa lan Phalaenopsis có vẻ đẹp rất lộng lẫy, khiêu gợi, hấp dẫn không cưỡng lại được, và một số mẫu như P. schilleriana xuất xứ từ quần đảo Philipines có thể có đến 70 hoa trên mỗi cuống. Trong môi trường sống tự nhiên, chúng liên tục nở hoa, mỗi kỳ nở hoa như vậy kéo dài hàng tháng trời, và thường ra hoa hai lân trên một phát hoa.
Tán lá rất đặc biệt, với hình dạng giống như quả trứng khổng lồ, dày bản, dài đến 25cm, rộng 10cm, và có sọc vằn ánh bạc, chẳng hạn P. stuartiana. Loài lan này không có giả hành, vì thế lá dày bản của nó đóng vai tró rất quan trọng trong việc trữ chất dinh dưỡng (chủ yếu là từ thực vật mục) và nước cho cây. Hằng năm, một hay hai lá già sẽ rụng, thường chỉ sau khi kết thúc mùa hoa nở, nhưng luôn được thay bằng lá mới.
Một đặc điểm dáng chú ý nữa của lan Phalaenopsis là kha năng mọc rễ của nó, thường dài đến 1m, không những dùng để hút nước và thức ăn mà còn bám chặt vào cây chủ tìm chỗ tựa.
CÁC LOẠI LAN PHALAENOPSIS
Phalaenopsis có hai loại phân biệt. Ở loại 1, phát hoa rất dài – 60cm trở lên – và nở từ 15 bông hoặc hơn. Lá hình elip thon dài và dày. Cánh hoa rộng hơn nhiều so với đài hoa, còn cánh môi tạo thành thùy lá xoắn cong ở giữa, và có cả phần tua cuốn phụ.
Những loài thuộc nhóm này bao gồm P. parishii, P. aphrodite, P. stuariana, P. schilleriana, P. sanderiana (mẫu lai tự nhiên giữa P. Aphrodite hoa trắng với P. schilleriana hoa màu cà).
Loại 2 có phát hoa ngắn hơn và cách ra hoa khác hẳn so với loại 1. Mỗi phat hoa trổ rất ít bông và tiếp tục ra hoa mới sau vài tháng. Đóa hoa nhỏ hơn, cánh hoa và đài hoa hầu như có kích cỡ bằng nhau, cánh môi không có tua cánh phụ.
TÌNH TRẠNG LAI GHÉP
Người ta không chỉ ghép Phalaenopsis với Phalaenopsis để tạo ra hang trăm biến thể mới, mà còn ghép nó với những giống lan khác,tạo nên các mẫu lan khác loài hay lai hai giống nổi tiếng, như Asconopsis (phalaenopsis x Ascocentrum) Doritaenopsis (phalaenopsis x doritis), Renanthopsis (phalaenopsis x Renanthera), Sarconopsis (phalaenopsis x sarchochilus), vandaenopsis (phalaenopsis x vanda), và còn nhiều nữa.
ĐIỀU KIỆN TRỒNG
Vào thời kỷ đầu khi người đam mê cây cảnh bắt tay vào trồng lan Phalaenopsis, dường như họ chỉ trồng trong nhà kính riêng, nhưng phương pháp này được cải tiến dần, về sau nhiều giống lai và cây hoàn thiện được trồng thành công trong nhà, thậm chí có thể treo ở bất kỳ phòng nào. Nếu bạn quan tâm, hãy chuẩn bị sẵn điều kiện ấm áp, có bóng râm, thêm một chút ẩm ướt bằng cách đặt chậu cây vào cái khay chứa sỏi ướt hoặc tưới phun sương bằng vòi phun tia mịn. Một nhà kính đầy cây là nơi lý tưởng nhất, miễn sao đủ bóng râm cho lan là được.
Như hầu hết giống lan khác, Phalaenopsis bắt đầu sinh trưởng vào mùa xuân. Tại thời điểm này, nên giữ nhiệt độ khoảng gần 200C (68 (680F) vào ban ngày và không dưới 180C (640F) vào ban đêm. Mùa hè có thể nóng hơn (nhưng không để cây tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời). Sang thu, nhiệt độ mát hơn, khoảng 160C (60o0F) là thích hợp để kích thích cây ra hoa.
Cây lai được chăm sóc với điều kiện tối ưu sẽ trổ hoa quanh năm, trong khi loài thuần chủng chỉ trổ hoa vào màa xuân hoặc mùa thu.
Vì vậy, mặc dù hoa Phalaenopsis trong mỏng manh, nhưng thật ra không khó chăm sóc, đồng thời do nguồn nước của chúng, Phalaenopsis là một trong số những loại lan trồng trong nhà lý tưởng nhất hiện có.
GIÁ THỂ TRỒNG PHALAENOPSIS
Một lần nữa, giá thể tốt, xốp, thấm nước và không khí là lý tưởng nhất. Hãy nghĩ đến đời sống bám vào thân cây trong tự nhiên của nó mà xem: hầu như chẳng có gì che chắn hệ thống rễ của nó ngoài thực vật bị phân hủy, vì thế loài lan này không thích bị “nhồi nhét” vào cái chậu ngột ngạt chút nào.
Dùng hỗn hợp vỏ thông chọn lọc, một số rễ con vi thực vật các mẫu than củi và rêu nước. Giữ cho giá thể ẩm ướt cho đến khi cây con bén rễ.
Một khi bạn đã thành công trong việc trồng lan Phalanopsis và biết rõ nhu cầu của chúng, hãy thử trồng nó trên khúc gỗ hoặc rễ cây dương xỉ, rồi buộc cây vào khúc gỗ theo cùng cách với lan Dendrobium, làm như vậy, nhìn cây lan sẻ rất tự nhiên với những chiếc rể khỏe mạnh…
TƯỚI NƯỚC VÀ BÓN PHÂN CHO PHALAENOPSIS
a)Tưới nước
Cần phải giữ ẩm cho cây quanh năm. Mặc dù giữa hai lần tưới, cây có thể bị khô đi đôi chút. Nhưng không được để cây khô sạch nước hay ướt sũng. Thông thường, cây càng nhỏ đòi hỏi tưới nước càng thường xuyên hơn cây lớn, mặc dù điều này còn tùy thuộc vào giá thể: cây lớn có thể cần tưới nước hai lần mốt tuần vào mùa hè, trong khi cây nhỏ cần tưới 4 – 5 lần trong tuần và một lần một tuần vào mùa đông.
Phun nước lên lá bằng vòi phun tia mịn, song đừng để nước đọng ở giữa: đừng bao giờ để nước đọng trên đọt cây, bởi điều đó khiến nó thối rữa rất nhanh và gây hại cho cây. Trong tự nhiên, những cây này treo ngược xuống nhờ đó tránh nước mưa đọng lại trên lá non. Do vây nếu kỹ lưỡng, bạn đóng một cái máng nghiêng rồi đặt chậu lan nằm gát lên mép cao của máng
b) Bón phân
Như đã đề cập trước, phalaenopsis không có giả hành trữ thức ăn; do đó, chúng đòi hỏi kế hoạch chă bón rạch ròi. Phân bón lan 30:10:10 có hàm lượng nitơ cao nên dùng hai tuần một lần trong suốt mùa hè hay khi thời tiết ấm áp, và khỏang một tháng một lần lúc trời mát mẻ. Nên pha loãng dung dịch phân bón rồi tưới vào rễ và lá bằng vòi phun tia mịn. Đến mùa ra hoa hoặc muốn kích thích ra hoa dùng phân có nhiều Lân, Kali như 10:60:10 ; 3:4:50 : 10:30:30…
THAY CHẬU CHO PHALAENOPSIS
Nhìn chung, chỉ nên thay chậu lan Phalaenopsis khi giá thể hòan tòan hết chất dinh dưỡng, không rút nước tốt, hay rễ cây có vấn đề. Tiến hành thay chậu trong mùa tăng trưởng của cây, song nếu các vấn đề trên xảy ra trước thời điểm đó, hãy thay chậu ngay, bất kể mùa nào.
Cây thích sống trong chậu nhỏ hơn kích thước của chúng, nhưng nên cẩn thận với những cái rễ lan đã ăn vào chậu. Đừng làm đứt chúng. Hãy tháo gỡ nhẹ nhàng, lưu ý kẻo làm mất đầu phát triển màu xanh sáng của rễ. Nên đập bể chậu hơn là làm đứt rễ.
Sau khi lấy cây ra khỏi chậu, bỏ đất trồng cũ, tỉa bớt rễ chết màu nâu trước khi đặt sang chậu mới (bằng nhựa màu trắng trong tốt hơn bằng đất nung vốn bị khô rất nhanh và phải tưới nhiều) với giá thể mới và một ít nuớc.
NHÂN GIỐNG PHALAENOPSIS
Loài Phalaenopsis rất tiện tạo cây non từ đốt của phát hoa, đặc biệt khi độ ẩm cao. Tuy nhiên, các cây lai không dễ để các cây non như vậy. Có thể tách lấy những cây non này một khi chúng đã mọc nhiều rễ, sau đó trồng vào chậu theo cách thông thường. Vì lý do đó, điều quan trọng là không cắt bỏ phát hoa sau khi bông cuối cùng rụng xuống; hãy quan sát xem:1- nó có ra phát hoa mới hay không, và 2- nó có đẻ cây non hay không.
Phương pháp nhân giống chủ yếu hiện nay là bằng cách nuôi cấy mô tế bào, và phương pháp lai tạo gieo hạt trong ống nghiệm.
SÂU BỆNH Ở PHALAENOPSIS
a) Sâu
Phalaenopsis thường bị loài nhện đỏ giả (Brevipalpus russulus) tấn công, làm mặt trên của lá bị răng cưa hoặc bị lỗ rỗ. Rất khó phát hiện chúng bằng mắt thường nhưng chúng có màu hơi đỏ tương tự loài nhện đỏ (Tetranychus urticae), vốn chẳng ưa lan Phalaenopsis bằng những giống lan khác. Nếu không muốn đối phó với loài côn trùng gây hại này, nên phun thuốc trừ sâu trên lá theo chỉ dẫn đều đặn mỗi tháng, cho dù điều kiện ẩm ướt cũng giúp ngừa nó.
Đối với lan trồng trong nhà kính, nên cảnh giác ốc sên và sên. Giữ lan trong giỏ treo trên cao hoặc trên tấm gỗ có thể ngăn ngừa được chúng. Để cây quá khô cũng khiến chúng bị tấn công bởi loài bọ vảy và rệp vừng, vì thế phải đảm bảo thường xuyên tưới nuớc và kiểm tra mặt dưới của lá.
b) Bệnh
Nhiều nuớc hay thiếu không khí đều là nguyên nhân gây bệnh nấm trên lá. Những vết thối rữa màu đen lay lan rất nhanh khi độ ẩm quá cao kết hợp với khí hậu mát mẻ. Bắt đầu bằng một vết màu tim/vàng trên lá, sao đó lan nhanh nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn. Bệnh botrytis gây tàn rụi cánh hoa, thường xuất hiện những khi thời tiết mát mẻ ẩm ướt nhưng không thoáng khí, chúng sẽ tấn công vào những bông hoa nở sớm.